
Tâm sự của người mẹ tìm được phương thuốc kỳ diệu cho con
Tôi là Võ Thị Thảo, mẹ của bé Lan Anh Vũ. Bé Vũ sinh năm 2012.
Từ hồi Vũ được một tuổi là bắt đầu sốt bệnh liên miên. Tháng nào cũng phải đi gặp bác sĩ vì viêm amydal và viêm phế quản, đặc biệt là những khi trở trời, thay đổi thời tiết. Lúc đầu thì uống thuốc còn có hiệu quả, về sau thì thuốc uống cũng không còn tác dụng gì nữa nên cứ mỗi lần sốt, ho là y như rằng phải nhập viện để truyền kháng sinh.

Nhìn con còn nhỏ xíu mà thường xuyên phải truyền thuốc, mỗi lần truyền là con đau đớn, và sợ hãi nên khóc ghê lắm. Nhìn con vật lộn ngày ngày với bệnh tật như vậy, người làm mẹ – quả thật đau đến xé lòng.
Năm con bốn tuổi, có một hôm đột nhiên con kêu buồn ngủ rồi lịm dần đi. Đó là lần mà tôi phải nếm trải sự lo lắng tột độ nhất. Sợ hãi mất con nên tôi chỉ biết gọi cháu suốt dọc đường đến bệnh viện.
Ơn Trời! Sau khi được cấp cứu, thở oxy thì cháu dần tỉnh lại. Từ đó trở đi, mỗi lần con ốm là tôi lo sợ vô cùng, vì lần nào cháu cũng sốt rất cao, tới 40-41 độ C. Nỗi lo lắng về con trong tôi càng thêm nặng nề.

Với bất kỳ ai từng làm cha mẹ thì sẽ hiểu rằng đối với cha mẹ mà nói đau đớn nhất không phải là chịu đựng cơn đau trên thân thể của mình. Mà chính là phải chứng kiến những đứa con thơ trải qua đau đớn, bệnh tật.
Tuy con của mẹ may mắn không mắc những bệnh hiểm nghèo, nhưng mỗi tháng bốn tuần thì có tới ba tuần phải đi bệnh viện. Nhìn con đau đớn, khóc ré lên mỗi khi bị tiêm thuốc lòng mẹ đau quặn thắt, chỉ trách mình chẳng thể chịu nhận thay con được.
Do kinh tế cũng khó khăn, nên chồng tôi phải đi làm xa, mỗi khi con ốm chỉ có một thân một mình vò võ với con. Mệt mỏi, lo lắng và thấy cô đơn vô cùng. Dù có ông bà ngoại giúp đỡ nhưng nhiều lúc tủi thân và thương con quá, tôi chỉ biết lặng lẽ ôm con mà khóc.
Có lẽ cũng vì những tâm tư hoàn cảnh ấy cứ lặp đi lặp lại trong nhiều năm khiến cho sức chịu đựng của tôi cũng đi tới giới hạn. Tôi và anh nhà thường xuyên mâu thuẫn, cãi vã nhau. Khiến cho cuộc sống ngày một căng thẳng, mỏi mệt.

Thế rồi một ngày năm 2019, tôi đem những buồn tủi và mệt mỏi ấy tâm sự với một người đồng nghiệp. Sau khi nghe tôi tâm sự thì cô ấy chẳng nói gì, chỉ tặng cho tôi một cuốn sách với lời nhắn nhủ “chị sẽ tìm được điều chị cần trong cuốn sách này”. Đó là cuốn Chuyển Pháp Luân.
Và có lẽ do duyên số, cùng khoảng thời gian ấy, chồng tôi cũng được một người đồng nghiệp giới thiệu về Pháp môn tu luyện Pháp Luân Công.
Thấy mọi người đều khen ngợi Pháp Luân Đại Pháp rất tốt. Vì thế tôi cũng quyết định đọc sách và bước vào tu luyện.
Từ khi tu luyện thì sức khỏe của tôi đã cải thiện rất nhiều. Tôi cũng nhìn nhận những mâu thuẫn trong cuộc sống một cách nhẹ nhàng hơn. Vì thế mà tâm tính của tôi cũng trở nên trầm hòa, an yên hơn.
Và một điều rất thú vị, là mỗi khi tôi học Pháp thì bé Vũ cũng xin mẹ cho đọc sách cùng. Rồi tôi cũng dạy cháu luyện công nữa. Cháu có thể ngồi thiền được tới 60 phút. Dù cũng như nhiều bạn nhỏ khác; cháu còn ham chơi nên việc học Pháp, luyện công cũng không được thường hằng. Thế nhưng hiệu quả trên sức khỏe của cháu vẫn vô cùng rõ rệt.

Từ ngày cháu cùng tôi tu luyện, thì tình trạng ốm bệnh của cháu đã cải thiện rất nhiều. Suốt gần ba năm nay, cháu không còn phải nhập viện hay phải đi khám bác sĩ lần nào nữa.
Nhờ học Pháp, luyện công, cháu cũng trở nên mạnh mẽ hơn. Thỉnh thoảng cảm thấy mệt hay đau đầu, cháu thường tự nhủ bản thân cố gắng vượt qua những mệt mỏi ấy để đi học cùng các bạn. Và thường thì buổi chiều đi học về là cháu đã không còn mệt nữa.
Nhờ Pháp Luân Đại Pháp mà lâu nay gia đình tôi đã không còn những tiếng cãi vã. Tôi cũng không còn phải cắn răng chua xót nhìn con trong giày vò đau đớn của bệnh tật nữa.

Pháp Luân Đại Pháp quả thật rất tốt cho cả sức khỏe và tâm tính của con người. Gia đình tôi vô cùng biết ơn Sư Phụ Lý, Ngài đã cho chúng tôi cơ hội để có được sống một cuộc sống tốt đẹp nhất.
Nếu bạn cần, tôi rất sẵn lòng chia sẻ cùng bạn, số điện thoại của tôi là 0335 731 601. Hàng trăm triệu người trên toàn thế giới đã nhận được những lợi ích to lớn nhờ có Pháp Luân Công, nếu bạn có duyên thì đừng bỏ lỡ nhé.